- 08/03/2022
- Đăng bởi: Hana Realty
- Danh Mục Tin Thị Trường
Những tháng sau Tết là tháng kết nối của những mối quan hệ, chia sẻ câu chuyện làm ăn, đầu tư của năm cũ, đúc rút các bài học và phát triển nhiều kết nối cho năm mới. Đây được xem là thời điểm vàng để những nhà đầu tư sàng lọc, cơ cấu rổ hàng và danh mục đầu tư cho một năm thật bùng nổ.
Đánh bắt xa bờ, hay ở nội đô?
Nhà đầu tư bây giờ trở lên sành sỏi hơn. Họ không bị ràng buộc bởi rào cản không gian trong đầu tư nên đánh bắt xa bờ hay ở nội đô đều có trong rổ hàng sản phẩm của họ. Anh Hồng Minh Chiến, một nhà đầu tư bất động sản có 15 năm kinh nghiệm chia sẻ, đầu tư bất động sản quan trọng nhất là mình hiểu thị trường, khoanh vùng khu vực mua và đặc biệt quan tâm đến các chỉ số tài chính, vĩ mô và quy hoạch để nắm bắt xu hướng. “Nước trong thì không có cá” – Những thông tin mà ai cũng biết và thị trường truyền thống thì khó có sóng lớn, tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi có thông tin quy hoạch không phải ai cũng đủ nhạy bén, đủ duyên để mua sản phẩm theo quy hoạch. Bởi đó là con dao 2 lưỡi, nếu nhận định đúng tỷ suất lợi nhuận tốt, không đúng sẽ vướng thanh khoản không tốt và khó ra hàng.
Chọn vùng đô thị vệ tinh?
Khi các đô thị lớn trên 10 triệu dân như TP.HCM và Hà Nội thì các đô thị vệ tinh tiếp giáp đóng vai trò quan trọng trong bài toán quy hoạch hạ tầng, đô thị và là giải pháp tất yếu trong chiến lược phát triển bất động sản nhà ở. 3 năm trở lại đây, làn sóng đầu tư theo “vùng đô thị vệ tinh” trở thành nơi săn đón, mua của nhiều nhà đầu tư và gia đình trẻ. Lợi thế lớn nhất là gần TP.HCM, kết nối hạ tầng tốt, bắt đầu hình thành các khu dịch vụ và thương mại phục vụ người dân.
“Trong tất cả các vùng vệ tinh, lõi của sự phát triển chính là các khu công nghiệp, nhà máy – sức bật của kinh tế và thu hút lao động. Đó chính là cục hít của nam châm kéo người lao động, nhà đầu tư, chuyên gia mua nhà đất. Điển hình như Bình Dương, Đồng Nai hay Long An”. Ông Trần Thế Anh, Đại diện Tập đoàn BĐS Thắng Lợi, Tổng giám đốc Thắng Lợi Land – Đơn vị phát triển và triển khai bán hàng nhiều dự án tại các Vùng đô thị vệ tinh thành công.
Thị trường sắp quy hoạch lên thành phố
Được đánh giá cao trong thang điểm chọn nơi đầu tư chính là thông tin quy hoạch vùng, khu vực sắp lên thành phố, thị xã. Bởi, khi chuẩn bị lên quy hoạch, địa phương sẽ hoàn thành bộ chỉ tiêu theo chuẩn quốc gia về kinh tế, hạ tầng, xã hội, dịch vụ… từ đó nâng cao đời sống người dân và hướng đến sự phát triển bền vững. Chẳng hạn như Đức Hoà – Long An, trong định hướng phát triển đến năm 2025 sẽ hoàn thành đô thị loại 3 và hướng đến thành phố trực thuộc tỉnh. Hiện Đức Hoà đã đạt 50/59 tiêu chí thị xã và đạt 48/59 chỉ tiêu thành phố thuộc tỉnh, đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại.
Nhìn lại lịch sử, trước thời điểm lên thành phố giá nhà đất của Thuận An, Dĩ An, Thủ Đức lần lượt là 16 triệu/ m2, 22 triệu/ m2, 35 triệu/ m2, nhưng hiện nay sau khi chính thức lên thành phố giá đất đã tăng 80% – 100%. Cụ thể giá đất thành phố Thuận An 35 triệu/ m2, thành phố Dĩ An 45 triệu/ m2, thành phố Thủ Đức 60 triệu/ m2.
Và gần đây, thông tin Đức Hoà chuẩn bị lên thành phố ngay lập tức tác động lớn đến người mua và lượt người đổ về khu vực này khá lớn. Theo ghi nhận, dự án The Diamond City mặt tiền vành đai 4 – DT824 kết nối DT830, thuộc xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà – giáp Bình Chánh và Hóc Môn của TP.HCM chỉ vừa đưa thông tin ra thị trường đã rất đông khách hàng quan tâm và muốn mua sở hữu. Dự án được bao xung quanh bởi cụm khu công nghiệp Idico, Việt Pháp, Thịnh Phát, Tân Đức, Hải Sơn với hơn 50.000 – 70.000 chuyên gia và lao động đã đi vào hoạt động. Dự án có 589 sản phẩm, trong đó gồm: shophouse Millenium, nền shophouse Millenium Plus, nhà phố Venus, nền nhà phố Venus Plus và biệt thự độc quyền Legacy. Hiện dự án đang nhận giữ chỗ những khách hàng đầu tiên.
Thông tin sản phẩm
Dự án Khu đô thị The Diamond City – Thành phố giao hoà
Vị trí: Mặt tiền Vành đai 4 – ĐT 824, Xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà và Xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Hotline: 0937 445 222
Website: www.diamondcitys.vn
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế